VN Travel Guide
Chia sẻ

Tháp chăm Khương Mỹ

20/09/2022

Di tích Khương Mỹ thuộc thôn 4, xã Tam Xuân, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, gần Quốc lộ 1A, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 75km về phía Tây - Nam.

Bao gồm 3 tháp liên hoàn nằm kề nhau, được xây dựng khoảng đầu thế kỷ X. Tại đây đã phát hiện nhiều tác phẩm điêu khắc (hiện được trưng bày tại Bảo tàng điêu khắc Champa Đà Nẵng) và nhiều chum vại có niên đại khoảng vài trăm năm.

Di tích tháp Chăm Khương Mỹ được xây dựng vào cuối thế kỷ IX đầu thế kỷ X bao gồm ba tháp: tháp Bắc, tháp Giữa và tháp Nam và được công nhận là di tích quốc gia vào năm 1989. Ba tháp được xếp theo trục Bắc - Nam, một kiểu tháp Chăm truyền thống với mặt bằng gần vuông, cửa ra vào ở hướng đông, mái tháp gồm 3 tầng, tầng trên là hình ảnh thu nhỏ của tầng dưới, trên cùng có chóp tháp bằng sa thạch.

Tháp Bắc Là tháp nhỏ nhất trong nhóm, có một cửa ra vào và 5 cửa giả (1 cửa ở phía Tây, ở tường phía Bắc và Nam mỗi bên có 2 cửa). Tiền sảnh tháp bị sụp đổ một phần.

Vòm cuốn trên các cửa uốn hình vòng cung, trang trí hoa văn thảo mộc cách điệu, đầu lá uốn cong xoắn xít, lá xếp thành nhiều tầng, thu nhỏ dần lên trên, tâm của vòm cuốn là một tổ hợp cành lá uốn thành dạng lá đề.

Trên mỗi mặt tường có 5 trụ ốp tường, dọc các trụ ốp tường trang trí hoa văn thảo mộc cuộn thành những chữ S nối tiếp nhau, xen kẽ với các mảng tường trang trí hình thoi nối tiếp nhau từ chân đến đỉnh tường.

Tháp Giữa Lớn hơn tháp Bắc, được bảo tồn tương đối tốt. Cũng có một cửa ra vào và năm cửa giả như tháp Bắc. Vòm cuốn trên cửa được tách làm hai tầng, cấu tạo bởi các lớp hoa văn thảo mộc cách điệu, uốn cong ở đầu mút, lá có rãnh sâu, trên đỉnh của mỗi vòm cuốn là một tổ hợp cành lá uốn thành hình lá đề.

Phần chân và đỉnh của các trụ đỡ vòm cuốn chạm hai tầng hoa sen cách điệu. Trên mỗi mặt tường có năm trụ ốp tường, chạm trổ hoa văn thảo mộc cuộn thành những chữ S nối tiếp nhau.

Tháp Nam Là tháp lớn nhất trong nhóm, được bảo tồn tương đối tốt, cấu trúc gần như hai tháp kia, nhưng trên mỗi mặt tường chỉ có bốn trụ ốp tường. Hoa văn trang trí trên các trụ ốp tường và các mảng tường là các dải hoa văn thảo mộc cuộn thành những chữ S nối tiếp nhau, xen kẽ với hoa văn hình thoi.

Theo Ph. Stern, tại Khương Mỹ, lần đầu tiên trong kiến trúc Chăm-pa xuất hiện một số mô típ trong nghệ thuật kiến trúc Khmer: kiểu cành lá uốn cong vểnh lên ở đầu mút, lá có rãnh sâu.

Các hình thoi nối tiếp nhau được tạo thành bởi đường chéo và các đóa hoa cách điệu. Đó là kiểu hoa văn đặc trưng của nghệ thuật Khmer cuối thế kỷ IX - đầu thế kỷ X.

Các cửa giả của các tầng tháp đều trang trí với những hình lá đề có chi tiết với những cành lá cách điệu hình ngọn lửa. Một số tác phẩm điêu khắc bằng chất liệu đất nung gắn vào thân tháp có hình chim thần Garuda, rắn Naga, người cưỡi voi, người cưỡi ngựa, các chiến sĩ bay...

Bên trong tháp trống trơn, chỉ có rêu xanh phủ đầy ở những nơi mà ánh sáng có thể lọt vào. Hơn 1.000 năm, trải qua bao cuộc chiến tranh, bao cuộc xâm lăng, bao trận mưa bão, diệt vong, những ngọn tháp như những nhân chứng vẫn đứng vững với thời gian, trầm tư, cô độc, lặng lẽ và buồn.

Tại Khương Mỹ, lần đầu tiên trong kiến trúc Chăm xuất hiện một số mô-típ trong nghệ thuật Khmer được điêu khắc vô cùng tinh xảo trên những bức tường và cổng tháp như những hoa văn thảo mộc, cành lá uốn cong vểnh lên ở đầu, lá có rãnh sâu; các hình thoi nối tiếp nhau được tạo thành bởi những đường chéo và các đóa hoa cách điệu, kiểu hoa văn đặc trưng của nghệ thuật Khmer cuối thế kỷ IX đầu thế kỷ X.

Các tháp nằm sát gần bên nhau nên các mặt bên của tháp, vốn là những mảng tường còn sót lại đẹp nhất, chưa bị mất đi nhiều chi tiết, đặc biệt được chú ý bởi những hoa văn vẫn còn khá nguyên vẹn.

Cụm tháp này vẫn còn giữ được khá nguyên vẹn “nhan sắc” như thủa sơ khai của nó từ hơn ngàn năm trước, chưa bị bàn tay con người đụng chạm hay sửa sang lại như hầu hết các cụm tháp khác, một vẻ đẹp thách thức với thời gian.

Tượng khắc hình những con khỉ trên tháp có lẽ liên quan đến trường ca Ramayana, một pho sử thi nổi tiếng của Ấn Độ mang đậm dấu ấn Bà La Môn giáo, truyền thống văn hóa có ảnh hưởng đến người Chăm.

Cách xây dựng các tháp Chăm vẫn khiến các nhà khoa học đau đầu, người Chăm cổ đã xây dựng nên những tòa tháp bằng cách nào? Câu hỏi cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp cụ thể.

Chia sẻ

Thảo luận (0)

Hình ảnh

Bảo tàng số gia đình - Ghi lại quá khứ - Lưu giữ hiện tại - Viết tiếp tương lai
Bảo tàng số gia đình - Ghi lại quá khứ - Lưu giữ hiện tại - Viết tiếp tương lai
Bảo tàng số gia đình - Ghi lại quá khứ - Lưu giữ hiện tại - Viết tiếp tương lai
Bảo tàng số gia đình - Ghi lại quá khứ - Lưu giữ hiện tại - Viết tiếp tương lai
Bảo tàng số gia đình - Ghi lại quá khứ - Lưu giữ hiện tại - Viết tiếp tương lai
Bảo tàng số gia đình - Ghi lại quá khứ - Lưu giữ hiện tại - Viết tiếp tương lai

Tin mới

Khám phá hầm trú bom dưới khách sạn Metropole bằng VR3D
Khám phá hầm trú bom dưới khách sạn Metropole bằng VR3D
Tham quan ảo|28/07/2024

Khám phá hầm trú bom dưới khách sạn Metropole lịch sử bằng công nghệ thực tế ảo. Trong quá trình cải tạo Bamboo Bar của khách sạn danh tiếng Sofitel Legend Metropole Hà Nội, đội thi công tình cờ phát hiện mái của một hầm trú ẩn bị chôn vùi đã lâu. Vào tháng 8-2011, khi đào sâu hơn hai mét vào lòng đất, đội thi công đã chạm phải khối bê tông cốt thép kiên cố.

Lời giới thiệu từ đội ngũ Danh gia sử ký
Lời giới thiệu từ đội ngũ Danh gia sử ký
Lời giới thiệu|28/07/2024

Chào mừng bạn đến với "Danh gia sử ký" , Bảo tàng số gia đình, một nơi đặc biệt mang trong mình giá trị vô giá của gia đình và dòng họ. Trong thời đại công nghệ số phát triển, việc lưu giữ và truyền tải di sản văn hóa dòng họ qua nhiều thế hệ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết

Thành cổ Quảng Trị – mỗi tấc đất là một tấc máu xương
Thành cổ Quảng Trị – mỗi tấc đất là một tấc máu xương
Lịch sử|28/07/2024

Trong trận đánh kéo dài từ ngày 28/6 – 16/9/1972, hàng nghìn chiến sĩ Giải phóng đã hi sinh trong tòa thành lịch sử. Rất nhiều người trong số đó mới ở độ tuổi 18, đôi mươi, là những chàng sinh viên “gác bút nghiên” lên đường bảo vệ Tổ quốc.

Tộc ước - gia pháp
Tộc ước - gia pháp
Lời giới thiệu|12/07/2024

Để tỏ lòng tôn kính Tổ Tiên, thực hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” và tăng cường mối quan hệ tình cảm huyết thống, thế thứ họ hàng của dòng Họ Nguyễn, phù hợp với xã hội mới, nền văn hoá mới của đất nước. Đồng thời để kết hợp hài hoà giữa việc tổ chức sinh hoạt dòng họ với các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống trong địa bàn dân cư”

Ưu điểm của việc số hóa gia phả trong việc bảo tồn di sản gia đình.
Ưu điểm của việc số hóa gia phả trong việc bảo tồn di sản gia đình.
Văn hóa|28/03/2024

Số hóa gia phả mang lại nhiều ưu điểm vượt trội, giúp lưu giữ những câu chuyện, truyền thống và giá trị văn hóa quý báu của gia đình qua các thế hệ. Hãy cùng khám phá những lợi ích không thể phủ nhận của việc số hóa gia phả trong bài viết dưới đây.